Chợ Đà Lạt được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1960, là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang kiến trúc chợ.
Nằm ở một khoảng đất thấp cạnh khu Hòa Bình nổi tiếng của Đà Lạt, chợ Đà Lạt
là trung tâm thương mại lớn, có lịch sử lâu đời, đồng thời cũng là một
công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố trên cao nguyên Lâm Viên.
là trung tâm thương mại lớn, có lịch sử lâu đời, đồng thời cũng là một
công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố trên cao nguyên Lâm Viên.
Theo các tư liệu lịch sử, chợ hình thành vào năm 1923, ban đầu họp ở vị
trí ấp Ánh Sáng. Đến năm 1929 chợ dời lên trên con dốc cạnh đó. Hồi ấy
chợ được dựng sơ sài bằng ván gỗ, lợp mái tôn nên còn được gọi là “chợ Cây”.
trí ấp Ánh Sáng. Đến năm 1929 chợ dời lên trên con dốc cạnh đó. Hồi ấy
chợ được dựng sơ sài bằng ván gỗ, lợp mái tôn nên còn được gọi là “chợ Cây”.
Năm 1931, chợ Cây bị hỏa hoạn thiêu rụi. Đến năm 1937, chính quyền thành
phố cho xây lại một ngôi chợ mới bằng gạch khang trang (nay là rạp Hòa
Bình) thay thế cho chợ cũ.
phố cho xây lại một ngôi chợ mới bằng gạch khang trang (nay là rạp Hòa
Bình) thay thế cho chợ cũ.
Năm 1958, khu vực trung tâm thành phố Đà Lạt
được quy hoạch lại. Vùng đất trống dưới thung lũng cạnh khu chợ hiện
thời được dùng để xây một ngôi chợ mới có quy mô lớn hơn, chính là chợ
Đà Lạt hiện tại.
được quy hoạch lại. Vùng đất trống dưới thung lũng cạnh khu chợ hiện
thời được dùng để xây một ngôi chợ mới có quy mô lớn hơn, chính là chợ
Đà Lạt hiện tại.
Kiến trúc sư Nguyễn Duy Đức đã lên kế hoạch thiết kế khu chợ tại vùng
đất sình lầy đầy cây cỏ dại này. Công trình do nhà thầu Nguyễn Linh
Chiểu đảm nhận thi công.
đất sình lầy đầy cây cỏ dại này. Công trình do nhà thầu Nguyễn Linh
Chiểu đảm nhận thi công.
Chợ được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 1960, có hai tầng và một
sân thượng. Đây là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam.
sân thượng. Đây là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam.
Sau đó, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang kiến trúc chợ Đà
Lạt. Ông đã cho sửa đổi lại mặt tiền khu chợ, khiến cho công trình mang
dáng dấp của một cây đàn piano.
Lạt. Ông đã cho sửa đổi lại mặt tiền khu chợ, khiến cho công trình mang
dáng dấp của một cây đàn piano.
Vị kiến trúc sư nổi tiếng cũng cho thiết kế bổ sung cây cầu nối rạp Hòa
Bình với chợ Đà Lạt. Ngày nay cây cầu trở thành góc “sống ảo” nổi tiếng.
Bình với chợ Đà Lạt. Ngày nay cây cầu trở thành góc “sống ảo” nổi tiếng.
Khu công viên trước chợ và các dãy phố lầu xung quanh chợ cũng là thành
phẩm từ các bản vẽ của người đã thiết kế Dinh Độc Lập ở Sài Gòn.
phẩm từ các bản vẽ của người đã thiết kế Dinh Độc Lập ở Sài Gòn.
Đến năm 1993, nhân dịp kỷ niệm 100 năm hình thành Đà Lạt, khu B của chợ
Đà Lạt được xây thêm theo bản thiết kế của các kiến trúc sư Lê Văn Rọt
và Trần Hùng.
Đà Lạt được xây thêm theo bản thiết kế của các kiến trúc sư Lê Văn Rọt
và Trần Hùng.
Đến cuối thập niên 2010, khu chợ Mới Đà Lạt được xây thêm phía sau chợ
cũ, khiến cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa càng trở nên đông
đúc và nhộn nhịp.
cũ, khiến cho các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa càng trở nên đông
đúc và nhộn nhịp.
Ngày nay chợ Đà Lạt là một trong những điểm tham quan thu hút đông du
khách nhất của Đà Lạt. Bên cạnh các mặt hàng phong phú, chợ còn hấp dẫn
khách du lịch nhờ kiến trúc độc đáo và nhiều góc đẹp để lưu lại kỷ
niệm…
khách nhất của Đà Lạt. Bên cạnh các mặt hàng phong phú, chợ còn hấp dẫn
khách du lịch nhờ kiến trúc độc đáo và nhiều góc đẹp để lưu lại kỷ
niệm…