Đó là bài thơ “Quá Quảng Nghĩa tỉnh” của tác giả Trần Bích San (1840 – 1877). Trần Bích San là người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, nay là phường Vị Hoàng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Năm Giáp Tý (1864), ông đỗ đầu kỳ thi Hương, năm sau đỗ đầu thi Hội và thi Đình, nên người đời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên.
Ông ra làm quan, lần lượt giữ các chức vụ: Hàn Lâm tu soạn, Án sát Bình Định, Biện lý bộ Hộ, Tuần phủ Hà Nội, từng được cử đi sứ sang Trung Quốc. Năm Đinh Sửu (1877), ông được thăng Tham tri bộ Lễ và được cử làm Chánh sứ sang Pháp, nhưng chưa kịp đi, ông đột ngột mất ở Huế.
Trần Bích San là người giàu chí hướng, muốn đem tài năng ra giúp dân, giúp nước. Ông từng điều trần vạch rõ thói quan lại tham nhũng, kiến nghị cải tổ giáo dục, tuyển chọn nhân tài, bàn phương cách phòng thủ đất nước. Bài thơ “Quá Quảng Nghĩa tỉnh” được ông sáng tác khi từ Kinh đô Huế vào Bình Định nhận chức Án sát, về sau chép trong tập “Mai Nham thi thảo”.
Đây là một trong những thi phẩm thời cận đại lần đầu tiên đề cập đến núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc như một cặp biểu tượng thiên nhiên của tỉnh Quảng Ngãi. Ở đây, con sông, ngọn núi hiện ra vô cùng sinh động trong mối quan hệ với con người và được thể hiện bằng những câu thơ phóng khoáng, chan chứa tình cảm của tác giả đối với đất và người Quảng Ngãi.
Phiên âm
Dịch nghĩa
Dịch thơ