Những tấm nệm mút êm ái đến nay cũng chưa thể khiến cho nghề dệt chiếu truyền thống trải dài trên nhiều địa phương cả nước mất đi vị trí của nó.
Có những làng nghề trồng cói, dệt chiếu tồn tại hàng trăm năm đến nay vẫn còn mang về công ăn việc làm cho nhiều người. Trong đó làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn là một ví dụ. Đây là một trong những làng nghề truyền thống có mặt từ khá lâu, ở xã Tam Quan Bắc và xã Công Thạnh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Làng chiếu cói tại Hoài Nhơn hiện có 800 hộ dân và 3.200 lao động.
Tại đây có nhiều loại chiếu chất lượng cao, ngành nghề dệt chiếu ở đây phát triển về quy mô số lượng lẫn chất lượng gồm có: chiếu khổ rộng, khổ hẹp, chiếu trơn và chiếu hoa. Nguyên liệu chính làm nên những chiếc chiếu đẹp này là cói, một cây thân dai, dài từ 1,3-1,5m.
Để cho ra một chiếc chiếu hoàn thiện đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, từ gặt, phơi, nhuộm màu cho tới dệt. Ngày nay, những chiếc chiếu cói không còn dệt thủ công như xưa, máy móc đã tiết kiệm sức lao động của người dân, giúp tăng năng suất qua đó giúp cho cuộc sống của bà con vùng đất An Nhơn cũng khấm khá hơn. Không những thế nơi đây còn là địa điểm tham quan du lịch cho du khách đến từ khắp nơi.
Chiếu không chỉ là một vật dụng dùng hàng ngày mà nó còn thể hiện nét văn hóa của người Việt. Bởi thế trong kho tàng ca dao Việt Nam, có những câu về nghề này như sau: